Những Thông tin về du lịch Đà Lạt
Cảnh đẹp Đà Lạt |
Thành phố Đà Lạt đã từng được xem như một Paris thu nhỏ với vì khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với cảnh đẹp riêng của mình. Đà Lạt còn là nơi nghỉ dưởng của rất nhiều du khách gần xa muốn tìm một nơi yên tỉnh và lãng mạng. Là một thành phố nằm trên cao nguyên với độ cao trung bình 1500m so với mặt nước biển, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300km. Nổi tiếng với những rừng thông xanh thẳm, hoa trái bốn mùa rực rỡ. Những ngọn đồi trùng điệp, những thung lũng màu mỡ được tô điểm bởi những hồ nước trong xanh và hàng ngàn biệt thự xinh xắn thấp thoáng trong rừng thông. Xa xa là những dòng nước bắt nguồn từ núi cao chảy xuống tạo ra nhiều thác nước hùng vĩ và những dòng suối quyến rũ cảnh đẹp tuyệt trần.
Tại Đà Lạt thì nghành công nghiệp chủ yếu là trồng hoa và rau của quả, bên cạnh đó du lịch được xem phần đống góp quan trọng nhất vào kinh tế của thành phố. Khí hậu và đất của Đà Lạt thật sự rất lý tưởng để trồng dâu tây và dâu tằm. Đây chính là một trong những thành phần chính cùng với nho làm nên hương vị tuyệt vời của Vang Đà Lạt. Đà Lạt rất nổi tiếng về Atisô và dâu.
Lịch sử: Vùng đất Đà Lạt chính thức được khám phá vào năm 1897 bởi bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin (1863-1943). Thành phố được xây dựng vào năm 1912 và năm nhanh chóng được người Châu Âu sống và làm việc ở Việt Nam ưa thích vì khí hậu mát mẻ và trong lành của nó.
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm 1916 mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, dự án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân. Theo người dân ở địa phương thì Đà Lạt có nghĩa là "Sông của dân tộc Lạt"
Tại Đà Lạt thì nghành công nghiệp chủ yếu là trồng hoa và rau của quả, bên cạnh đó du lịch được xem phần đống góp quan trọng nhất vào kinh tế của thành phố. Khí hậu và đất của Đà Lạt thật sự rất lý tưởng để trồng dâu tây và dâu tằm. Đây chính là một trong những thành phần chính cùng với nho làm nên hương vị tuyệt vời của Vang Đà Lạt. Đà Lạt rất nổi tiếng về Atisô và dâu.
Lịch sử: Vùng đất Đà Lạt chính thức được khám phá vào năm 1897 bởi bác sĩ người Pháp Alexandre Yersin (1863-1943). Thành phố được xây dựng vào năm 1912 và năm nhanh chóng được người Châu Âu sống và làm việc ở Việt Nam ưa thích vì khí hậu mát mẻ và trong lành của nó.
Với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng, toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến của Yersin, và Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang. Tháng 3 năm 1899, Yersin cùng toàn quyền Doumer thực hiện một chuyến đi lên cao nguyên Lang Biang và chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây.
Trong hai thập niên 1900 và 1910, người Pháp đã xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và từ Phan Thiết lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Vào năm 1893, vùng Đà Lạt hầu như hoang vắng. Đến đầu năm 1916, Đà Lạt vẫn còn là một khu thị tứ nhỏ với độ 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ dòng Cam Ly, chỉ có 9 phòng khách sạn phục vụ du khách, đến cuối năm 1916 mới nâng lên được 26 phòng. Cuối năm 1923, dự án thiết kế đầu tiên hoàn thành, Đà Lạt đã có 1.500 dân. Theo người dân ở địa phương thì Đà Lạt có nghĩa là "Sông của dân tộc Lạt"
Các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Đà Lạt:
- Hồ Xuân Hương được đào năm 1919, nằm ở ngay trung tâm thành phố Đà Lạt ngày nay. Hồ được đặt theo tên một nữ văn sĩ thế kỷ XVII, rất nổi tiếng về những bài thơ châm biếm tầng lớp quý tộc, địa chủ, vua chúa.
- Dinh Bảo Đại: Hay còn được gọi là Dinh III của Hoàng Đế Bảo Đại được xây dựng năm 1933. Kiến trúc bên trong của dinh không thay đổi nhiều qua hàng thập kỷ, là nơi nghỉ dưỡng và làm việc của vua bảo Đại khi xưa.
- Đại học Đà Lạt: Ngôi trường được thành lập năm 1957. Hiện có khoàng 2000 sinh viên đang theo học các ngành khác nhau tại đây
- Dinh Bảo Đại: Hay còn được gọi là Dinh III của Hoàng Đế Bảo Đại được xây dựng năm 1933. Kiến trúc bên trong của dinh không thay đổi nhiều qua hàng thập kỷ, là nơi nghỉ dưỡng và làm việc của vua bảo Đại khi xưa.
- Đại học Đà Lạt: Ngôi trường được thành lập năm 1957. Hiện có khoàng 2000 sinh viên đang theo học các ngành khác nhau tại đây
Đại học Đà Lạt |
- Thung lũng Tình Yêu: Ban đầu thung lũng có tên là Thung Lũng Hòa Bình, do vua Bảo Đại đặt, sau đó thung lũng đổi tên thành Thung Lũng Tình Yêu vào năm 1972.
- Thác Cam Ly: Được mở cửa vào năm 1911, thác là một trong những điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến với Đà Lạt. Vùng cỏ xanh xung quanh khu vực thác thu hút những đàn ngựa cao nguyên đến gặm cỏ cùng với sự chăm sóc của những chàng cao bồi Đà Lạt.
Thác Prenn: Đây là một trong những thác lớn và đẹp nhất của Đà Lạt. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.
Thác Datanla: Cách quốc lộ 20 không xa. Cách thác Prenn 8 km và thành phố Đà Lạt 10 km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm, thu hút du khách đến tham quan và giải trí. Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi rất thú vị.
Đỉnh Lang Biang: Có 5 ngọn núi lửa có độ cao từ 2100m đến 2400m. Con đường lên đỉnh Lang Biang dường như thu ngắn lại vì cảnh đẹp như tranh nhìn từ trên cao xuống. Đỉnh Langbiang nằm ở độ cao 2.167 m so với mặt biển. Lang Biang còn được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.
Cao nguyên Lâm Viên với khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng với đồi thông, suối, hồ, thác và được mệnh danh là "Thành phố Hoa", "Thành phố mùa Xuân".
Đà Lạt còn nổi tiếng với những kiến trúc đẹp và cổ kính như nhà thờ Con Gà, Tu viện Domain de Marie, Biệt điện Bảo Đại, Dinh Toàn quyền, Ga Đà Lạt, Đại học Đà Lạt… và cùng rất nhiều biệt thự rải rác khắp thành phố, đi kèm theo đó là những ngôi chùa yên tỉnh với kiến trúc độc đáo như chùa Linh Sơn, Linh Phong, Linh Quang, Thiên Vương Cổ Sát, chùa Sành… và trong số những ngôi chùa tại Đà Lạt thì đặc biệt nhất là Thiền viện Trúc Lâm nằm trên ngọn đồi 25ha trông xuông hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Từ đầu năm 2003 đã có cáp treo đưa khách từ thành phố lên đến cổng chùa. Đà Lạt còn là quê hương của các dân tộc M'nông, Mạ, Cơho… với nhiều phong tục tập quán độc đáo của vùng cao Tây Nguyên.
- Thác Cam Ly: Được mở cửa vào năm 1911, thác là một trong những điểm không thể bỏ qua của du khách khi đến với Đà Lạt. Vùng cỏ xanh xung quanh khu vực thác thu hút những đàn ngựa cao nguyên đến gặm cỏ cùng với sự chăm sóc của những chàng cao bồi Đà Lạt.
Thác Prenn: Đây là một trong những thác lớn và đẹp nhất của Đà Lạt. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.
Thác Datanla: Cách quốc lộ 20 không xa. Cách thác Prenn 8 km và thành phố Đà Lạt 10 km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm, thu hút du khách đến tham quan và giải trí. Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi rất thú vị.
Đỉnh Lang Biang: Có 5 ngọn núi lửa có độ cao từ 2100m đến 2400m. Con đường lên đỉnh Lang Biang dường như thu ngắn lại vì cảnh đẹp như tranh nhìn từ trên cao xuống. Đỉnh Langbiang nằm ở độ cao 2.167 m so với mặt biển. Lang Biang còn được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt, và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của thành phố Đà Lạt.
Cao nguyên Lâm Viên với khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, phong cảnh thiên nhiên thơ mộng với đồi thông, suối, hồ, thác và được mệnh danh là "Thành phố Hoa", "Thành phố mùa Xuân".
Đà Lạt còn nổi tiếng với những kiến trúc đẹp và cổ kính như nhà thờ Con Gà, Tu viện Domain de Marie, Biệt điện Bảo Đại, Dinh Toàn quyền, Ga Đà Lạt, Đại học Đà Lạt… và cùng rất nhiều biệt thự rải rác khắp thành phố, đi kèm theo đó là những ngôi chùa yên tỉnh với kiến trúc độc đáo như chùa Linh Sơn, Linh Phong, Linh Quang, Thiên Vương Cổ Sát, chùa Sành… và trong số những ngôi chùa tại Đà Lạt thì đặc biệt nhất là Thiền viện Trúc Lâm nằm trên ngọn đồi 25ha trông xuông hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Từ đầu năm 2003 đã có cáp treo đưa khách từ thành phố lên đến cổng chùa. Đà Lạt còn là quê hương của các dân tộc M'nông, Mạ, Cơho… với nhiều phong tục tập quán độc đáo của vùng cao Tây Nguyên.
Dạo phố Đà Lạt và ăn khuya tại chợ đêm Âm Phủ
Nói đến Đà Lạt, người ta thường nhắc đến chợ Âm Phủ như một vẻ đẹp về đêm. Tên gọi ngôi chợ này xuất hiện từ khi đèn đường còn chưa có, những người bán đồ ăn khuya tụ tập ở dọc cầu thang từ khu Hòa Bình xuống chợ Đà Lạt. Mỗi gánh hàng có một ngọn đèn thắp bằng dầu lửa, ánh sáng chỉ vừa đủ cho khách thấy gánh hàng có những món ăn gì để lựa chọn. Về đêm, khi Đà Lạt chìm trong màn sương, nhìn từ xa khu chợ đêm là những đốm sáng bập bùng, le lói của những ngọn đèn dầu và bếp than hồng, từ đó người ta thường gọi chợ Âm Phủ là vì vậy.
Chợ đêm Âm Phủ |
Chợ Âm Phủ thường họp vào 7- 8 giờ tối kéo dài cho đến tận 3-4 giờ sáng, khách đến không phân biệt sang hèn, từ những tay chạy xe thồ thức khuya đón khách, những người lao công quét đường vừa xong việc, những nhạc công, ca sĩ vừa rời quán bar, vũ trường cho đến những cô cậu sinh viên ít tiền lãng mạn, thích lang thang, hay khách du lịch muốn thưởng thức hương vị đêm Đà Lạt.
Quả là một cảm giác thú vị khi được đến chợ Âm Phủ ăn đêm trong tiết trời lạnh buốt những ngày cuối đông, dễ được thấy hết cái hay cái đẹp của thành phố này. Chưa ăn thì thấy lạnh đến run người, ăn xong cảm thấy thật ấm áp. Chợ Âm Phủ xưa nay không bán những món ăn quá sang trọng, cầu kỳ, chỉ đơn giản là những nồi ốc luộc nóng hổi hay khô cá, khô mực làm mồi uống vài ly rượu gạo, rượu thuốc, hoặc là trứng vịt lộn và những món bún cháo bình thường. Cái thú của chợ là ai nấy có thể thoải mái ra vào, tạt qua ăn một chút cho ấm lòng, ngồi nhâm nhi vài ly rượu, hàn huyên với bạn bè, hay một mình thưởng thức đêm lạnh Đà Lạt.
Bây giờ, chợ đã được quy hoạch trong khuôn viên khá rộng, nằm dọc từ cửa chợ Đà Lạt đến vòng xoay hồ Xuân Hương. Các món ăn khuya ở chợ đêm Đà Lạt cũng phong phú và đa dạng hơn, với đủ các món ăn ba miền như bún bò Huế, mì Quảng, phở Bắc, bánh canh, hủ tiếu Nam Vang... với giá hợp túi tiền. Riêng bánh mì ở chợ đêm Đà Lạt đã nổi tiếng từ lâu đi kèm theo là món xíu mại cay ngon, giá chỉ vài nghìn đồng một ổ.
Theo kinh nghiệm của người Sài Gòn, quanh khu Hòa Bình cũng có các quán ăn đêm đã đi vào tiềm thức của người Đà Lạt và du khách thập phương như miến gà đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phở Hiếu đường Trương Công Định, mì Quang Thanh đường Phan Đình Phùng, hoành thánh mì cạnh rạp Ngọc Hiệp, bún bò đường Ấp Ánh Sáng, chè dường Duy Tân...Có lẽ khó có nơi đâu ta có thể dạo bước thoải mái như ở thành phố Đà Lạt. Không xe cộ ồn ào khói bụi, khí trời lại dịu mát, có thể ngắm nhìn cỏ cây hoa lá và đồi núi. Chính vì thế mà thú ăn đêm ở Đà Lạt càng trở nên hấp dẫn. Vừa đi dạo ngắm phố đêm, vừa gặm bắp nướng phết mỡ hành hoặc nhâm nhi miếng khoai lang chiên, chuối chiên thơm lừng...
Nhưng thích nhất vẩn là được uống ly sữa nóng thơm lừng mùi đậu xanh, đậu nành hay đậu phộng ở các gánh sữa nằm rải rác trên các con dốc dẫn vào khu Hòa Bình hoặc ven bờ hồ Xuân Hương. Uống sữa đậu nành nóng khi trời lạnh đã trở thành một cái thú của những người dạo phố đêm Đà Lạt. Nhiều người vẫn nhớ lắm hàng sữa đậu nành gần hồ Xuân Hương của ông già với chiếc áo len đỏ đã cũ. Cụ có một cái cassette cũng "cổ lai hy", nhưng tiếng hát Khánh Ly vang lên từ cái máy ấy lại hay lạ lùng. Những hàng bán nước luôn bày sẵn nhiều loại bánh ngọt ăn kèm như bánh su, bánh pía, bánh nướng nhân thơm, nhân dừa để khách ăn lót dạ.
Sau cuộc chinh phục hồ Xuân Hương, du khách có thể dừng lại bên gánh ốc chợ Âm Phủ hay đầu đường Trương Công Định, kêu vài trứng hột vịt lộn, vài đĩa ốc bươu, nghêu luộc ăn với chuối xanh rau thơm chấm với nước mắm gừng, uống vài ly rượu đế nếp. Nếu vẫn thấy chưa chắc dạ, hãy làm thêm tô cháo gà. Nhiều người thích ăn phở bò ở Đà Lạt không chỉ vì hương vị phở hơi khác lạ mà còn vì ở cách ăn: ai cũng “phi" thật nhanh để "đua" với cái lạnh, để mỡ bò không kịp đóng lại trên vòm miệng. Chỗ nào bán thức ăn cũng kèm thêm trà gừng nóng miễn phí, mà dư vị sẽ còn theo mãi người đi.
Đà Lạt mộng mơ là một điểm đến lí tưởng cho những tâm hồn lãng mạn và những ai trót yêu vùng cao nguyên lộng gió với khí hậu ôn đới này.
Quả là một cảm giác thú vị khi được đến chợ Âm Phủ ăn đêm trong tiết trời lạnh buốt những ngày cuối đông, dễ được thấy hết cái hay cái đẹp của thành phố này. Chưa ăn thì thấy lạnh đến run người, ăn xong cảm thấy thật ấm áp. Chợ Âm Phủ xưa nay không bán những món ăn quá sang trọng, cầu kỳ, chỉ đơn giản là những nồi ốc luộc nóng hổi hay khô cá, khô mực làm mồi uống vài ly rượu gạo, rượu thuốc, hoặc là trứng vịt lộn và những món bún cháo bình thường. Cái thú của chợ là ai nấy có thể thoải mái ra vào, tạt qua ăn một chút cho ấm lòng, ngồi nhâm nhi vài ly rượu, hàn huyên với bạn bè, hay một mình thưởng thức đêm lạnh Đà Lạt.
Bây giờ, chợ đã được quy hoạch trong khuôn viên khá rộng, nằm dọc từ cửa chợ Đà Lạt đến vòng xoay hồ Xuân Hương. Các món ăn khuya ở chợ đêm Đà Lạt cũng phong phú và đa dạng hơn, với đủ các món ăn ba miền như bún bò Huế, mì Quảng, phở Bắc, bánh canh, hủ tiếu Nam Vang... với giá hợp túi tiền. Riêng bánh mì ở chợ đêm Đà Lạt đã nổi tiếng từ lâu đi kèm theo là món xíu mại cay ngon, giá chỉ vài nghìn đồng một ổ.
Theo kinh nghiệm của người Sài Gòn, quanh khu Hòa Bình cũng có các quán ăn đêm đã đi vào tiềm thức của người Đà Lạt và du khách thập phương như miến gà đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phở Hiếu đường Trương Công Định, mì Quang Thanh đường Phan Đình Phùng, hoành thánh mì cạnh rạp Ngọc Hiệp, bún bò đường Ấp Ánh Sáng, chè dường Duy Tân...Có lẽ khó có nơi đâu ta có thể dạo bước thoải mái như ở thành phố Đà Lạt. Không xe cộ ồn ào khói bụi, khí trời lại dịu mát, có thể ngắm nhìn cỏ cây hoa lá và đồi núi. Chính vì thế mà thú ăn đêm ở Đà Lạt càng trở nên hấp dẫn. Vừa đi dạo ngắm phố đêm, vừa gặm bắp nướng phết mỡ hành hoặc nhâm nhi miếng khoai lang chiên, chuối chiên thơm lừng...
Nhưng thích nhất vẩn là được uống ly sữa nóng thơm lừng mùi đậu xanh, đậu nành hay đậu phộng ở các gánh sữa nằm rải rác trên các con dốc dẫn vào khu Hòa Bình hoặc ven bờ hồ Xuân Hương. Uống sữa đậu nành nóng khi trời lạnh đã trở thành một cái thú của những người dạo phố đêm Đà Lạt. Nhiều người vẫn nhớ lắm hàng sữa đậu nành gần hồ Xuân Hương của ông già với chiếc áo len đỏ đã cũ. Cụ có một cái cassette cũng "cổ lai hy", nhưng tiếng hát Khánh Ly vang lên từ cái máy ấy lại hay lạ lùng. Những hàng bán nước luôn bày sẵn nhiều loại bánh ngọt ăn kèm như bánh su, bánh pía, bánh nướng nhân thơm, nhân dừa để khách ăn lót dạ.
Sau cuộc chinh phục hồ Xuân Hương, du khách có thể dừng lại bên gánh ốc chợ Âm Phủ hay đầu đường Trương Công Định, kêu vài trứng hột vịt lộn, vài đĩa ốc bươu, nghêu luộc ăn với chuối xanh rau thơm chấm với nước mắm gừng, uống vài ly rượu đế nếp. Nếu vẫn thấy chưa chắc dạ, hãy làm thêm tô cháo gà. Nhiều người thích ăn phở bò ở Đà Lạt không chỉ vì hương vị phở hơi khác lạ mà còn vì ở cách ăn: ai cũng “phi" thật nhanh để "đua" với cái lạnh, để mỡ bò không kịp đóng lại trên vòm miệng. Chỗ nào bán thức ăn cũng kèm thêm trà gừng nóng miễn phí, mà dư vị sẽ còn theo mãi người đi.
Đà Lạt mộng mơ là một điểm đến lí tưởng cho những tâm hồn lãng mạn và những ai trót yêu vùng cao nguyên lộng gió với khí hậu ôn đới này.